TOPI CONFESSION – TÂM SỰ TÀI CHÍNH – #CFS07

TOPI CONFESSION – TÂM SỰ TÀI CHÍNH – #CFS07

Là 1 người lao động làm thuê, từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ có khái niệm về kiểm soát tài chính, thu chi, … Tới thời điểm hiện tại mọi thứ khá khó khăn đối với tôi, đặc biệt là vấn đề kinh tế, tài chính do công ty hiện tại tôi đang làm sẽ cắt giảm nhân sự bất cứ lúc nào và tôi tin điều đó sẽ đến với tôi 1 ngày không xa.

Nói qua về tình hình tài chính hiện tại, tôi đang có thu nhập 1 năm khoảng 100 triệu với chi phí sinh hoạt khoảng 90 triệu. Về tài sản, tôi đang có khoảng 70 triệu nhưng lại có một khoản nợ tiêu dùng 55 triệu đồng.

Vì vậy, tôi cần 1 lời khuyên từ TOPI, tôi cần và phải làm gì vào thời điểm này? Xin chân thành cảm ơn TOPI đã lắng nghe ạ.

Trả lời:  Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho TOPI Confession. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia của TOPI dành cho trường hợp của anh:

Nhận định chung: Dòng tiền hiện nay của anh đang khá yếu, thu nhập phụ thuộc chính vào thu nhập thường xuyên và không có dòng tiền từ đầu tư tài chính. Mức chi tiêu hiện tại đang chiếm 90% thu nhập, anh nên cân nhắc ưu tiên gia tăng thu nhập để cải thiện dòng tiền hiện tại hoặc cắt giảm chi tiêu để hướng tới các mục tiêu tài chính khác.

Khuyến nghị từ chuyên gia:

  1. Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp: Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp nên là mối ưu tiên đầu tiên cho anh trong thời gian này. Với nguy cơ rủi ro liên quan tới dòng tiền thu thường xuyên hiện tại, khách hàng cần nhanh chóng xây dựng cho mình quỹ dự phòng khẩn cấp (tích lũy khoảng 6 tháng chi phí sinh hoạt) và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể bổ sung lại dòng tiền từ công việc thường xuyên sớm nhất có thể. Quỹ khẩn cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tài chính vững vàng cho bản thân. Nó hỗ trợ anh giải quyết các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến, đồng thời giúp bạn tránh rơi vào tình trạng nợ nần do sử dụng thẻ tín dụng hay vay mượn với lãi suất cao. Chuyên gia khuyến nghị anh nên có quỹ dự phòng 6 tháng chi phí sinh hoạt của anh, tương ứng với khoảng 45 triệu đồng. Quỹ dự phòng nên được để tại các tài khoản có tính thanh khoản cao, để anh có thể dễ dàng sử dụng trong các tình huống cần thiết.
  2. Xem xét khoản nợ: Một trong những ưu tiên hàng đầu của tài chính cá nhân là trả nợ lãi cao trước. Nếu khoản nợ hiện có (55 triệu đồng) là nợ phải trả lãi thì ưu tiên trả bằng dòng tiền hiện tại. Trong trường hợp khoản nợ này không phải trả lãi (vay của gia đình, bạn bè, người thân hoặc các gói vay ưu đãi) thì ưu tiên xây dựng quỹ dự phòng trước.
  3. Bổ sung thêm kiến thức quản lý tài chính cá nhân và đầu tư: Cần xác định mục tiêu và lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết, rõ ràng để kiểm soát tốt hơn về nguồn thu nhập, chi tiêu và các quyết định đầu tư của bản thân. Đây là công việc đầu tiên cần làm, giúp anh không chỉ đạt được những mục tiêu ngắn hạn mà còn tạo ra cơ sở cho tương lai tài chính an toàn và bền vững. Chuyên gia khuyến nghị anh nên hình thành thói quen có khoản tiết kiệm và sau đó là đầu tư. Thời điểm này anh chưa nên đầu tư khi dòng tiền thường xuyên rủi ro (khả năng bị mất nguồn thu nhập như có đề cập) và chưa có kiến thức tài chính liên quan.

TOPI Confession – Tâm sự tài chính: Chương trình chuyên tư vấn và giải đáp cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến đầu tư và tài chính cá nhân. Với các chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm, TOPI luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp phù hợp nhất với tình hình tài chính của bạn.

Tham gia chương trình hoàn toàn miễn phí và TOPI cũng cam kết bảo mật toàn bộ các thông tin bạn cung cấp và chỉ để phục vụ cho nội dung tư vấn.

Chia sẻ câu chuyện hoặc tình huống tài chính cá nhân mà bạn cần được tư vấn tại đây: https://forms.gle/W8PSgofu4daSzTYM6 

Tổng hợp khuyến nghị của chuyên gia về các tình huống tài chính cá nhân: https://topi.vn/topi-academy   

 

Nguồn: Topi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TelegramTiktokMessgenger