IPO là việc tổ chức chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Với mục đích là huy động nguồn vốn dồi dào, tăng giá trị tài sản công ty, quảng bá thương hiệu ra thị trường cũng như thu hút, giữ chân người lao động có triển vọng.
Đầu tư cổ phiếu IPO vừa là sân chơi hấp dẫn kích thích sự phát triển lâu dài cho các doanh nghiệp, vừa có thể tạo nguồn lợi nhuận lớn đến cho nhà đầu tư. Có hai loại điều kiện để thực hiện IPO là điều kiện chung được quy định tại Khoản 19 Điều 4 và điều kiện riêng quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng Khoán năm 2019. Hãy cùng TOPI tìm hiểu rõ hơn về loại cổ phiếu này ngay nhé!
1. IPO là gì?
IPO (tiếng Anh là Initial Public Offering) – Chào bán chứng khoán công khai lần đầu tiên ra công chúng. Đây chính là hoạt động huy động vốn của tổ chức phát hành. Một CTCP bất kỳ sẽ trở thành CTCP đại chúng (gọi tắt công ty đại chúng) sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua cổ phiếu của công ty đại chúng trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Phát hành cổ phiếu IPO rất quan trọng đối với doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Tìm hiểu thêm: Định giá cổ phiếu là gì? 5 bước quan trọng để định giá cổ phiếu
2. Ưu và nhược điểm của IPO
Ưu điểm:
Tạo hình ảnh đẹp cho tổ chức phát hành, việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu về sau sẽ dễ hơn và tốn chi phí ít hơn;
Đem về nguồn vốn lớn cho tổ chức, làm tăng giá trị tài sản ròng, được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, việc cầm cố cũng đơn giản hơn;
Các nhân viên của tổ chức có cơ hội trở thành cổ đông, tăng thêm một nguồn thu nhập từ việc hưởng lãi trên vốn;
Các bản báo cáo hoạt động của công ty tăng thêm độ chính xác và chất lượng;
Thực hiện IPO giúp tổ chức xây dựng được hệ thống quản lý chuyên nghiệp đi kèm với hoạch định chiến lược phát triển rõ ràng.
Nhược điểm:
Nguy cơ phân tán quyền sở hữu, các cổ đông sáng lập tổ chức có khả năng bị mất quyền kiểm soát. Ảnh hưởng của việc giao dịch cổ phiếu hằng ngày khiến cơ cấu về quyền sở hữu của tổ chức luôn biến động;
Chi phí phát hành chứng khoán ra thị trường khá cao;
Phải hoàn toàn tuân thủ việc công bố thông tin rộng rãi, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn các công ty khác;
Đội ngũ quản lý lãnh đạo của tổ chức phải chịu trách nhiệm khá lớn, đồng thời, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ lại thường bị hạn chế.
3. Doanh nghiệp được và mất gì từ IPO?
Phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO) là thử thách đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nó là minh chứng cho việc doanh nghiệp đã sẵn sàng cạnh tranh với mọi đối thủ và có khả năng đứng vững trên thị trường chứng khoán khốc liệt.
Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích gì từ IPO? Vốn chính là huyết mạch của một công ty, và IPO sẽ giúp doanh nghiệp huy động được động nguồn vốn từ bên ngoài cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó IPO có những ưu điểm lớn mang lại lợi ích không nhỏ cho một công ty:
– Một kế hoạch IPO thành công tạo ra hình ảnh đẹp và góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của công ty, từ đó tạo bước đệm thuận lợi cho những lần phát hành cổ phiếu sau đó.
– Cổ phiếu IPO tạo điều kiện cho các giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) của doanh nghiệp diễn ra đơn giản và thuận tiện hơn. Công ty dễ dàng đưa ra các mức giá mục tiêu mong muốn trong các thương vụ mua lại khi cổ phiếu của doanh nghiệp là cổ phiếu niêm yết công khai.
– Cổ phiếu IPO lên sàn công khai góp phần làm tăng sự uy tín, chất lượng và độ chính xác cho các con số trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó việc huy động vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và từ các nhà đầu tư khó tính trở nên dễ dàng hơn.
– Cổ phiếu IPO được phát hành giúp các công ty đại chúng có thể thu hút và giữ chân đội ngũ nhân viên giỏi, tận tụy và trung thành vì khi thực hiện chào bán cổ phiếu IPO ra công chúng, công ty luôn cũng dành một tỉ lệ nhất định để bán cho nhân viên với mong muốn gắn kết nội bộ giữa doanh nghiệp và người lao động.
– Lợi ích của quyền mua cổ phiếu IPO là gì? Nhân viên trong công ty sẽ trở thành cổ đông và được hưởng cổ tức sau khi mua cổ phiếu IPO. Đây là khoản thu nhập thụ động tỷ lệ thuận với lợi nhuận hoạt động của công ty ngoài khoản thu nhập từ lương hàng tháng. Chính điều này sẽ giúp cho nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc vì quyền lợi của họ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty.
– Các công ty đại chúng có cơ hội tiếp cận các chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp khi hiểu về kế hoạch IPO là gì và phát hành cổ phiếu IPO thành công.
IPO mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Việc một doanh nghiệp thực hiện IPO có nhiều ưu điểm mang lại lợi ích lớn đúng không nào? Tuy nhiên, được và mất luôn song hành, IPO cũng có một số nhược điểm sau:
– Từ các thông tin IPO nghĩa là gì, ta biết được rằng sau khi thực hiện IPO sẽ xuất hiện việc phân tán quyền sở hữu tài sản và có ảnh hưởng không nhỏ thậm chí dẫn tới mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính doanh nghiệp của các nhà đầu tư hoặc thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Thêm nữa, sau khi lên sàn, doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hàng ngày, điều này khiến cơ cấu về quyền sở hữu của doanh nghiệp luôn luôn bị biến động
– Để thực hiện thành công kế hoạch IPO, doanh nghiệp cần chi ra một khoản khá tốn kém và mất thời gian, đặc biệt là các công ty có quy mô càng lớn thì chi phí phát hành càng cao. Đây cũng là điểm hạn chế của quy trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu IPO.
– Quy định bắt buộc các công ty phải công bố công khai thông tin trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế thường kỳ có thể làm cho công ty bị bất lợi do phải tiết lộ quá nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh hiểu hơn về doanh nghiệp.
– IPO đòi hỏi khiến doanh nghiệp tốn thêm thời gian và thêm nhân lực chuyên môn cần thiết để quản lý và theo dõi các số liệu trong báo cáo tài chính.
– Ngoài ra, hàng năm công ty sẽ phát sinh thêm một số khoản chi phí như: phí kiểm toán các báo cáo tài chính, phí hoàn thành các tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về sàn chứng khoán và phí công bố các thông tin định kỳ…
4. Mục đích thực hiện IPO là gì?
Thương vụ IPO mang lại khá nhiều lợi ích cho tổ chức phát hành:
Thứ nhất, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ nhiều nhà đầu tư khác nhau trên thị trường, tăng giá trị tài sản của tổ chức. Số vốn này sẽ nằm trong vốn chủ sở hữu chứ không phải là khoản nợ phải trả, giảm áp lực tài chính.
Thực hiện IPO giúp tổ chức nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp và chuẩn mực trong quản trị doanh nghiệp (trách nhiệm báo cáo, giải trình). Bởi chỉ khi đủ điều kiện cả về tài chính và pháp luật thì mới có thể phát hành cổ phiếu.
Tiếp theo, IPO giúp quảng bá thương hiệu cho tổ chức cực hiệu quả, vì trong thời gian chuẩn bị phát hành, các trang thông tin sẽ liên tục cập nhật đưa tin về tổ chức, nhằm tuyên truyền đến cho khách hàng.
Khi phát hành cổ phiếu rộng rãi, nhân viên của tổ chức cũng có thể trở thành các cổ đông. Hoặc chính công ty đó sử dụng cổ phiếu để tặng/thưởng cho các nhân viên của mình. Vì vậy tỷ lệ giữ chân và thu hút người lao động cũng cao hơn.
Cuối cùng, thương vụ IPO sẽ tạo điều kiện cho việc thâu tóm, sáp nhập giữa các công ty nhỏ lẻ hay đầu quân vào công ty lớn.
Mục đích của việc phát hành cổ phiếu IPO
5. Điều kiện để IPO trên thị trường chứng khoán
Điều kiện chung thực hiện IPO được quy định tại Khoản 19 Điều 4 Luật Chứng Khoán 2019, lần đầu chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện thông qua một trong các phương thức như sau:
– Chào bán thông qua các phương tin truyền thông, thông tin đại chúng;
– Chào bán cho 100 nhà đầu tư trở lên, không tính những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
– Chào bán cho những nhà đầu tư không xác định.
Điều kiện riêng thực hiện IPO được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng Khoán năm 2019, lần đầu CTCP chào bán cổ phiếu ra công chúng phải thỏa mãn các điều kiện:
– Tại thời điểm đăng ký chào bán, mức vốn điều lệ đã góp phải từ 30 tỷ VND trở lên (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán);
– Tính đến năm đăng ký chào bán, hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước đó phải có lãi và không có lỗ lũy kế.
– Có phương án phát hành cùng phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu đã được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông;
– Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư (không phải cổ đông lớn). Đối với trường hợp tổ chức phát hành có vốn điều lệ hơn 1000 tỷ VND thì tỷ lệ này là 10%;
– Trước thời điểm chào bán lần đầu, cổ đông lớn của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ trong tối thiểu 01 năm tính từ ngày kết thúc đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành phải trong sạch, không vướng vào vòng lao lý, bị kết án hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa được xóa hết án tích của một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
– Nếu tổ chức phát hành không phải là công ty chứng khoán thì buộc phải có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra thị trường;
– Sau khi kết thúc đợt chào bán, phải cam kết và thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên các sàn giao dịch;
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản để phong tỏa việc nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
6. Quy trình thực hiện IPO tại Việt Nam
Quy trình thực hiện IPO tại Việt Nam được quy định tại Điều 15, 18, 24, 25, 26 của Luật chứng khoán năm 2019 như sau:
Bước 1: Xin ý kiến từ Hội đồng cổ đông.
Bước 2: Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng;
– Bản cáo bạch (bằng tài liệu giấy hoặc dữ liệu điện tử);
– Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức phát hành;
– Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Kèm theo văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch;
– Văn bản cam kết và hợp đồng với công ty chứng khoán chuyên tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (nếu là tổ chức PH là công ty chứng khoán thì thôi);
– Văn bản xác nhận từ ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán của tổ chức;
– Cam kết bảo lãnh phát hành cổ phiếu (nếu có).
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước;
Bước 4: Trong thời gian chờ đợi Ủy ban chứng khoán xét duyệt, tổ chức hãy thăm dò thị trường thông qua bản cáo bạch (đã kê khai trong bộ giấy tờ ở trên), nêu rõ thông tin như ngày phát hành, giá bán…
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng;
Bước 6: Bản thông báo phát hành được công bố trên 03 số báo in liên tiếp hoặc 01 tờ báo điện tử;
Bước 7: Tổ chức phát hành và phân phối chứng khoán.
Quy trình thực hiện IPO tại Việt Nam
7. Cách thức mua bán cổ phiếu IPO
Cách thức mua cổ phiếu IPO
Để mua được cổ phiếu IPO, đầu tiên, truy cập vào địa chỉ website chính thức của công ty hoặc qua web công ty trung gian có liên kết để đăng ký theo biểu mẫu
Trong biểu mẫu có: hình thức mua (cá nhân hoặc tổ chức), lựa chọn quốc tịch (Việt Nam hoặc nước ngoài), điền thông tin cá nhân theo mẫu, rồi chọn “Gửi thông tin đăng ký” là đã hoàn thành việc mua cổ phiếu IPO.
Thủ tục online hoàn thành, nhà đầu tư cần gửi thêm một số giấy tờ như:
– Đơn đăng ký mua chứng quyền có đảm bảo, giấy xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản góp vốn mua cổ phần;
– Bản sao giấy đăng ký mở tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có);
– Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần có bản sao giấy xác nhận mã số giao dịch của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
– Giấy ủy quyền đăng ký trong trường hợp ủy quyền.
Một số kinh nghiệm bổ ích khi mua cổ phiếu IPO
Nghiên cứu khách quan
Những thông tin của công ty thực hiện IPO như bản cáo bạch đều là do công ty cung cấp, chưa có những nhà phân tích độc lập và thường bóng bẩy hơn so với thực tế. Nhà đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ về cổ phiếu IPO mà mình đang quan tâm, đánh giá ngành, đối thủ cạnh tranh, tài chính, thông cáo báo chí để xem xét công ty một cách khách quan nhất, không để những thông tin bị thổi phồng dù ít hay nhiều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Chọn các doanh nghiệp và công ty tư vấn chất lượng, uy tín.
Có rất nhiều doanh nghiệp lên sàn chứng khoán vì cần tiền, hoặc bị rơi vào tình thế sống còn nên thường dùng các phương pháp đánh bóng thương hiệu với những con số ảo mà không dựa trên bản chất IPO là gì, thậm chí các công ty môi giới chứng khoán vì bị ép doanh số và nhiệm vụ nên cũng sẵn sàng phối hợp thổi phồng với nhà đầu tư mà không nghĩ đến hậu quả.
Vì vậy trước khi ra quyết định đầu tư bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những công ty chứng khoán chất lượng, uy tín và có sản phẩm rõ ràng thì sẽ ít bị thao túng và thông tin minh bạch hơn.
Tham khảo kỹ bản cáo bạch
Công khai bản cáo bạch là một trong những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi thực hiện kế hoạch IPO, đây là thông tin chân thực nhất về tình hình tài chính của công ty. Mặc dù cáo bạch là do công ty viết, tuy nhiên vẫn sẽ có những thông tin không chính xác vì vậy bạn không nên tin tưởng 100% nhưng bắt buộc phải đọc thật kĩ.
Khi đọc Bản cáo bạch, cần chú ý tới mục đích huy động tiền trong IPO để làm gì? Nếu bản cáo bạch cho biết số tiền đó đem đi trả nợ thì bạn phải cẩn trọng suy nghĩ có nên ra quyết định đầu tư hay không.
Cố gắng chờ đợi
Đa phần các nhà đầu tư cần trọng sẽ không vội vàng rót vốn ngay khi cổ phiếu vừa được lên sàn mà bình tĩnh quan sát tình hình hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp sau IPO; chờ đợi thời cơ mua cổ phiếu IPO tốt nhất, an toàn nhất.
Với những thông tin đã đề cập trong bài, IPO luôn là bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư cá nhân thường có ít thông về công ty hơn là các doanh nghiệp lớn. Có những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán kiêm luôn việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, nên nếu cổ phiếu không bán hết thì công ty sẽ bỏ tiền ra mua. Vì vậy, khi thấy một công ty chứng khoán đề nghị IPO bạn cần cẩn trọng.
Cẩn trọng là yếu tố hàng đầu
Khi đầu tư bất cứ loại cổ phiếu hay thị trương nào thì yếu tố cẩn trọng là ưu tiên hàng đầu, bạn nên lựa chọn và tìm hiểu kỹ những mã cổ phiếu, loại cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Cách chào bán cổ phiếu IPO:
Có rất nhiều phương thức chào bán cổ phiếu IPO, tổ chức/cá nhân có thể áp dụng các cách:
– Thông qua hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc cam kết;
– Thông qua các sàn giao dịch chứng khoán cả ở trong và ngoài nước;
– Thông qua mạng lưới truyền thông;
– Thông qua hình thức đấu giá giảm dần (đấu giá kiểu Hà Lan);
– Thông qua các doanh nghiệp tự phát hành hoặc tổ chức dịch vụ;
– Mua lượng lớn cổ phiếu IPO rồi sau đó chào bán lại.
Cách đầu tư cổ phiếu IPO hiệu quả
8. Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu IPO
Đối với tổ chức:
Người đứng đầu tổ chức có khả năng mất quyền điều hành và kiểm soát kinh doanh vì sự biến động của cổ đông vốn chủ sở hữu.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ liên tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Chính phủ.
Đối với nhà đầu tư:
Cần hoàn tất hồ sơ đăng ký mua IPO kể cả việc thay đổi hoặc điều chỉnh thông tin sai sót trong thời hạn quy định;
Cổ phiếu IPO có thể sang nhượng nhưng số lượng sang nhượng trong giới hạn;
Phải xem xét kỹ nếu quyết định mua cổ phiếu IPO của tổ chức mới thành lập.
Không phải lúc nào cũng nên mua cổ phiếu IPO, nhà đầu tư hãy tự trang bị kiến thức cũng như tham khảo kinh nghiệm, tư vấn từ phía các chuyên gia để ra quyết định chính xác hơn. TOPI chúc bạn thành công!
Nguồn: Topi