Hướng dẫn chọn thẻ tín dụng phù hợp nhất với bạn

Hướng dẫn chọn thẻ tín dụng phù hợp nhất với bạn

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán và ghi nợ được sử dụng phổ biến hiện nay. Hướng dẫn cách chọn thẻ tín dụng tối ưu nhất cho nhu cầu của bạn.

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán và ghi nợ được sử dụng phổ biến hiện nay. Hướng dẫn cách chọn thẻ tín dụng tối ưu nhất cho nhu cầu của bạn.

Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích quan trọng như tiện lợi và an toàn trong thanh toán, tích lũy điểm thưởng và hoàn tiền, quản lý tài chính hiệu quả qua báo cáo chi tiêu, và tận hưởng các ưu đãi, khuyến mãi độc quyền. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn cung cấp bảo hiểm du lịch, bảo vệ mua sắm, và khả năng vay ngắn hạn linh hoạt. Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách cũng giúp bạn xây dựng điểm tín dụng tốt, hỗ trợ tài chính trong tương lai.

Việc chọn thẻ tín dụng phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quản lý tài chính cá nhân của bạn. Với sự mời chào của hàng loạt loại thẻ tín dùng trên thị trường hiện nay, việc tìm ra thẻ tín dụng đáp ứng nhu cầu của bản thân là rất quan trọng. Dựa trên nhu cầu về chi tiêu, chi phí phải trả và những lợi ích mà nó mang lại mà việc lựa chọn cần cân nhắc phù hợp. Bài viết dưới đây TOPI sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn thẻ tín dụng. Cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục

Kiểm tra điểm tín dụng của bạn

Để mở thẻ tín dụng, trước hết bạn cần phải tìm hiểu về các điều kiện của ngân hàng mà bạn lựa chọn. Các tổ chức tài chính và tín dụng thông thường sẽ quan tâm đến điểm tín dụng của khách hàng đầu tiên để cân nhắc về yêu cầu mở thẻ.

Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp với bạn nhất

Giao diện kiểm tra điểm tín dụng trên CIC

Vậy, kiểm tra điểm tín dụng như thế nào?

Tra cứu điểm tín dụng CIC trên website: 

  • Truy cập trang web chính thức của CIC: https://cic.gov.vn
  • Đăng ký tài khoản bằng cách nhấn “Đăng ký” ở góc trên cùng bên phải.
  • Điền thông tin cá nhân, bao gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, ảnh chụp 2 mặt CCCD/CMND và ảnh chân dung.
  • Nhập mã OTP gửi về số điện thoại của bạn và chọn “Đồng ý với các điều khoản đăng ký”. Hệ thống sẽ xác thực tài khoản trong khoảng 2-3 ngày.
  • Sau khi xác thực xong, đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu đã đăng ký, sau đó nhấp vào mục “Khai thác báo cáo” để tra cứu nợ xấu.

Tra cứu điểm tín dụng CIC qua ứng dụng di động:

  • Tải ứng dụng iCIC từ iOS Appstore hoặc CH Play.
  • Đăng ký tài khoản với thông tin cá nhân tương tự như trên website.
  • Nhập mã OTP gửi về số điện thoại và cho phép truy cập địa chỉ (location).
  • Sau khi xác thực tài khoản trong khoảng 2-3 ngày, mở ứng dụng và chọn “Khai thác báo cáo”.
  • Xác thực bằng mật khẩu, dấu vân tay, hoặc Face ID, sau đó mua báo cáo tín dụng và nhập mã OTP để xem báo cáo.

Tra cứu điểm tín dụng qua ngân hàng:

  • Yêu cầu kiểm tra nợ xấu khi nộp hồ sơ đăng ký vay tại ngân hàng.
  • Cung cấp CMND/CCCD.
  • Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin và cung cấp kết quả CIC cho bạn.

Chọn thẻ tín dụng phù hợp nhất

1. Thẻ có tích lũy điểm thưởng hoặc có chính sách hoàn tiền

Khi lựa chọn thẻ tín dụng, việc xem xét khả năng tích lũy điểm thưởng hoặc hoàn tiền là rất quan trọng. Thẻ tín dụng tích lũy điểm thưởng cho phép bạn kiếm được điểm mỗi khi chi tiêu. Ngoài ra các điểm này có thể được đổi thành các ưu đãi như vé máy bay, khách sạn hoặc hàng hóa. Trong khi đó, thẻ hoàn tiền mang lại lợi ích trực tiếp bằng cách hoàn trả một phần tiền chi tiêu của bạn, giúp giảm bớt chi phí hàng tháng.

Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp với bạn nhất

Thẻ tín dụng phù hợp nhất là vừa vặn với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn

2. Lãi suất thấp

Thẻ tín dụng với lãi suất thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền lãi và giảm gánh nặng tài chính. So sánh lãi suất giữa các thẻ tín dụng và lựa chọn thẻ có mức lãi suất thấp nhất có thể giúp bạn quản lý nợ hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.

3. Thẻ xây dựng uy tín tín dụng

Nếu mục tiêu của bạn là xây dựng hoặc cải thiện uy tín tín dụng, hãy chọn thẻ tín dụng phù hợp với việc này. Những thẻ tín dụng cơ bản thường không yêu cầu yêu cầu tín dụng cao và có thể là lựa chọn tốt để bắt đầu. Lịch sử thanh toán đúng hạn và sử dụng thẻ một cách có trách nhiệm sẽ giúp bạn xây dựng điểm tín dụng tích cực.

4. Phí thường niên

Một số thẻ tín dụng có phí thường niên cao, nhưng bù lại có nhiều lợi ích hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đủ các lợi ích đó, có thể bạn sẽ muốn chọn một thẻ có phí thường niên thấp hơn hoặc không có phí thường niên.

5. Thẻ tín dụng rút tiền mặt

Bạn muốn chọn loại thẻ tín dụng để rút tiền mặt thì sẽ có những chức năng phù hợp hãy chọn thẻ tín dụng hỗ trợ chức năng này. Tuy nhiên, việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng thường đi kèm với phí rút tiền và lãi suất cao hơn so với các giao dịch mua sắm thông thường. Chính vì thế cần phải xem xét các điều kiện và phí liên quan trước khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng cho việc rút tiền mặt.

6. Các chương trình ưu đãi và khuyến mãi

Nhiều thẻ tín dụng đi kèm với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá tại các cửa hàng, nhà hàng, và các dịch vụ khác. Chọn thẻ tín dụng có ưu đãi phù hợp với thói quen chi tiêu của bạn.

Chọn thẻ tín dụng có giá trị tốt nhất

Bạn nên so sánh các tùy chọn thẻ tín dụng từ các ngân hàng khác nhau để tìm ra thẻ có giá trị tốt nhất cho nhu cầu cá nhân của mình qua một số tiêu chí dưới đây.

1. Thẻ yêu cầu chi tiêu thấp

Một thẻ tín dụng có giá trị tốt nhất thường yêu cầu mức chi tiêu thấp để đạt được các ưu đãi hoặc chương trình thưởng. Hãy tìm thẻ tín dụng yêu cầu mức chi tiêu thấp để có thể tận hưởng các lợi ích mà không phải gánh thêm chi phí cao.

2. Phí thường niên thấp 

Chọn thẻ tín dụng có phí thường niên thấp hoặc không có giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền hàng năm. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và so sánh các lựa chọn để chọn thẻ tốt nhất cho mình.

Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp với bạn nhất

Chọn thẻ tín dụng có phí thường niên thấp

3. Thời gian ưu đãi lãi suất 0%

Một thẻ tín dụng với thời gian ưu đãi lãi suất 0% cho các giao dịch mua sắm hoặc chuyển khoản nợ là rất cần thiết. Đây là cơ hội để bạn tiết kiệm lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định, giúp quản lý nợ hiệu quả hơn. 

4. Thẻ dễ nâng hạn mức tín dụng

Sử dụng thẻ dễ nâng hạn mức tín dụng giúp bạn linh hoạt hơn trong quản lý chi tiêu và đảm bảo có đủ tín dụng khi cần. Hãy kiểm tra chính sách của ngân hàng về việc tăng hạn mức tín dụng và các điều kiện đi kèm.

5. Các loại thưởng khi chi tiêu

Một số thẻ tín dụng cung cấp hoàn tiền trên các loại chi tiêu cụ thể, như ăn uống, du lịch, hoặc mua sắm trực tuyến. Bạn hãy xem xét các loại thưởng hoặc ưu đãi mà thẻ tín dụng cung cấp phù hợp với thói quen chi tiêu của bạn để tối ưu hóa lợi ích nhận được.

Tìm hiểu về các điều khoản và lãi suất của thẻ

Khi lựa chọn thẻ tín dụng, việc tìm hiểu các điều khoản và lãi suất là rất quan trọng.

Trước tiên, hãy kiểm tra mức lãi suất chính bởi lãi suất cao có thể làm tăng chi phí nếu bạn không thanh toán đầy đủ số dư hàng tháng.

Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp với bạn nhất

Tìm hiểu về điều khoản về lãi suất rất quan trọng khi sử dụng thẻ 

Tiếp theo, hãy chú ý đến các điều khoản liên quan đến phí thường niên, phí giao dịch và phí rút tiền mặt. Một số thẻ tín dụng có thể miễn phí thường niên trong năm đầu tiên nhưng có thể áp dụng phí cao trong các năm tiếp theo. 

Cuối cùng, hãy đọc kỹ các điều khoản liên quan đến việc gia hạn hoặc thay đổi lãi suất để đảm bảo bạn không bị động với các điều khoản bất lợi sau khi mở thẻ.

Các loại phí của thẻ tín dụng

Việc hiểu rõ về các loại phí liên quan là rất quan trọng để tránh các chi phí không mong muốn và tối ưu hóa lợi ích từ thẻ. Dưới đây là các loại phí thường gặp mà bạn cần lưu ý:

Phí thường niên: Đây là khoản phí bạn phải trả hàng năm để duy trì thẻ tín dụng. Một số thẻ có phí thường niên thấp hoặc miễn phí, trong khi một số thẻ cao cấp có thể yêu cầu phí thường niên khá cao. 

Phí giao dịch nước ngoài: Nếu bạn thường xuyên thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ hoặc đi công tác nước ngoài hãy chú ý đến phí giao dịch nước ngoài. Đây là khoản phí mà ngân hàng áp dụng cho các giao dịch được thực hiện ngoài quốc gia phát hành thẻ.

Phí rút tiền mặt: Khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, bạn thường phải trả phí rút tiền và lãi suất cao hơn so với các giao dịch mua sắm. Phí này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền rút hoặc một khoản phí cố định.

Phí trả chậm: Nếu bạn không thanh toán số dư tối thiểu đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng phí trả chậm. Đây là khoản phí có thể tăng nhanh nếu bạn thường xuyên trễ hạn.

Phí vượt hạn mức: Khi chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng của bạn, ngân hàng có thể áp dụng phí vượt hạn mức. Điều này không chỉ tạo ra thêm chi phí mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của bạn.

Phí chuyển đổi lãi suất: Một số thẻ có thể áp dụng phí nếu bạn chuyển số dư từ thẻ này sang thẻ khác, đặc biệt là nếu có chương trình ưu đãi lãi suất 0% cho chuyển khoản nợ.

Không quyết định vội vàng khi làm thẻ tín dụng

Khi làm thẻ tín dụng, bạn không nên quyết định vội vàng để tránh những lựa chọn không hợp lý.

Trước khi quyết định, hãy so sánh nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau để tìm ra thẻ phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn. Xem xét các yếu tố như lãi suất, phí thường niên, chương trình thưởng và các ưu đãi đặc biệt giúp bạn chọn được thẻ mang lại giá trị tốt nhất.

Cần đọc kỹ các điều khoản liên quan đến lãi suất, phí và các điều kiện sử dụng để tránh bị bất ngờ với các khoản phí không mong muốn hoặc điều kiện khắt khe sau khi đã mở thẻ.

Cách chọn thẻ tín dụng phù hợp với bạn nhất

Việc làm thẻ tín dụng phải được cân nhắc cẩn thận mà không được quyết định vội vàng

Đánh giá khả năng tài chính và cách chi tiêu của bạn trước khi mở thẻ tín dụng để chọn thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của mình.

Tìm hiểu các đánh giá từ các khách hàng về thẻ tín dụng mà bạn đang xem xét. Điều này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của người dùng trước khi quyết định.

Việc cân nhắc kỹ lưỡng và không quyết định vội vàng giúp bạn chọn được thẻ tín dụng phù hợp, bảo vệ tài chính cá nhân và tối ưu hóa lợi ích từ thẻ. 

Thẻ tín dụng mang đến cho chúng ta những tiện ích thuận tiện và dễ dàng hơn trong chi tiêu ở cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, khi mở thẻ cần phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu, khả năng tài chính của mình. Đồng thời tìm hiểu thật kỹ về các chính sách của thẻ và ngân hàng phát hành để lựa chọn được cho mình một loại thẻ tín dụng phù hợp nhất.

Nguồn: Topi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TelegramTiktokMessgenger