Đầu tư trái phiếu là gì? Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Đầu tư trái phiếu là gì? Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Đầu tư trái phiếu thích hợp với nhà đầu tư có hồ sơ rủi ro ở mức độ an toàn, giúp bạn có một nguồn thu nhập ổn định, lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, tính thanh khoản cao, lại vừa an toàn hơn đầu tư cổ phiếu.

Đầu tư trái phiếu thích hợp với nhà đầu tư có hồ sơ rủi ro ở mức độ an toàn, giúp bạn có một nguồn thu nhập ổn định, lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, tính thanh khoản cao, lại vừa an toàn hơn đầu tư cổ phiếu.

Các chuyên gia tài chính có lời khuyên rằng, trong mỗi danh mục đầu tư có ít nhất từ 2 – 3 sản phẩm, tận dụng ưu và nhược điểm từ mỗi sản phẩm này để phân tán rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Trái phiếu chắc chắn là nên là một sản phẩm trong đó, nó không chỉ là một phương tiện bảo vệ khỏi biến động thị trường mà còn là một cơ hội để tạo ra lợi nhuận ổn định trong thời kỳ không chắc chắn. TOPI sẽ giúp bạn hiểu về cách đầu tư trái phiếu cũng như cách nắm bắt cơ hội sinh lời từ sản phẩm trái phiếu này.

Mục lục

I. Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu là quá trình mua các chứng từ/giấy nợ tương lai mà các tổ chức, doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để huy động vốn. Trong khi cổ phiếu đại diện cho một phần sở hữu của doanh nghiệp, thì trái phiếu đại diện cho một khoản nợ mà doanh nghiệp hoặc chính phủ nợ lại người đầu tư.

Khi bạn đầu tư trái phiếu, bạn thực tế là cho vay tiền cho bên phát hành (doanh nghiệp, chính phủ, hoặc tổ chức khác) và nhận lại lãi suất dựa trên điều khoản hợp đồng. Lãi suất này có thể cố định hoặc biến động tùy thuộc vào loại trái phiếu.

Để đầu tư trái phiếu, bạn có thể mua lại trái phiếu từ các trái chủ có nhu cầu bán trên thị trường cơ sở. Hoặc tìm mua từ các tổ chức phát hành như Chính phủ bán trái phiếu kho bạc, trái phiếu Nhà nước, các chính quyền địa phương bán trái phiếu chính quyền, các doanh nghiệp bán trái phiếu doanh nghiệp.

Khái niệm về trái phiếu

Đầu tư trái phiếu an toàn và nhận lợi nhuận tốt nhất

Một số đặc điểm của trái phiếu:

– Do tổ chức huy động vốn phát hành, có thể là doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức tài chính hoặc một số đơn vị khác;

– Trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu theo chu kỳ cố định hoặc biến động thị trường;

– Trái phiếu có thời hạn xác định, sau thời gian đó, người phát hành trái phiếu phải trả lại giá trị ban đầu của trái phiếu (mệnh giá) cho người đầu tư trái phiếu;

– Mệnh giá của trái phiếu là giá trị gốc của nó, thể hiện số tiền mà tổ chức phát hành sẽ trả lại cho người đầu tư trái phiếu khi đến hạn;

–  Những trái phiếu có xếp hạng cao thường có lãi suất thấp hơn, nhưng ít rủi ro hơn, và ngược lại;

– Được ưu đãi thuế với người đầu tư trái phiếu, có thể là giảm thuế thu nhập từ lãi suất.

II. Các loại trái phiếu hiện nay

Các loại trái phiếu hiện nay

Phân loại trái phiếu tại thị trường tài chính Việt Nam

Tại Việt Nam có 4 loại trái phiếu phổ biến, gồm:

– Trái phiếu Chính Phủ – do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vốn cho các dự án và nhu cầu ngân sách. Các loại trái phiếu Chính phủ có thể bao gồm trái phiếu cố định lãi suất và trái phiếu biến động lãi suất.

– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do 2 Ngân hàng chính sách và một số doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh để phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án xã hội, môi trường, hay các mục tiêu phát triển bền vững.

– Trái phiếu doanh nghiệp là do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp thường mang theo lãi suất cố định và có thời hạn đáo hạn xác định. 

– Trái phiếu chính quyền địa phương được các chính quyền địa phương của các tỉnh thành phát hành để hỗ trợ cho các dự án đô thị, như cơ sở hạ tầng và dự án phát triển khác.

Trong các trái phiếu kể trên thì trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro cao nhất nhưng lãi suất cũng lớn nhất. Trái phiếu Chính phủ có độ rủi ro thấp nhất và lãi suất cũng thấp nhất. Bạn có thể lựa chọn đầu tư trái phiếu Chính phủ vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

III. Ưu và nhược điểm khi đầu tư trái phiếu

Ưu điểm:

– Rủi ro thấp, vừa đa dạng được danh mục đầu tư, lại vừa giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn;

– Trái phiếu thường được liên kết với nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ, chính quyền, điều này tạo ra một mức độ bảo vệ vốn nhất định cho bạn;

– Tổ chức phát hành có thể thu mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn, khi đó, trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền lớn hơn mệnh giá ban đầu;

– Đem lại cho nhà đầu tư một nguồn thu nhập cố định trong suốt thời gian nắm giữ trái phiếu;

– Lợi suất cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ lãi suất tiền gửi thấp

Ưu và nhược điểm khi đầu tư trái phiếu

Lợi ích to lớn khi đầu trư trái phiếu tại thị trường Việt Nam

Nhược điểm:

– Không được đảm bảo vô điều kiện, nếu doanh nghiệp phát hành không có khả năng thanh toán thì trái chủ sẽ bị mất cả vốn lẫn lãi;

– Trái phiếu thường có lãi suất thấp hơn so với cổ phiếu, điều này có nghĩa là người đầu tư có thể không có cơ hội kiếm được lợi nhuận cao khi đầu tư trái phiếu.

– Nếu lạm phát tăng cao, giá trị thực của lãi suất trả cho trái phiếu có thể giảm, dẫn đến mất giá cho nhà đầu tư.

– Giá trị trái phiếu có thể giảm khi lãi suất thị trường tăng, làm cho trái phiếu trở nên không hấp dẫn hơn so với các đầu tư khác.

– Trái phiếu có thời hạn đáo hạn cố định, và việc giữ trái phiếu qua thời gian này có thể không linh hoạt nếu cần tiếp cận vốn. Giá trị của trái phiếu sẽ giảm dần khi càng gần ngày đáo hạn.

– Số tiền vốn để bỏ ra đầu tư trái phiếu là rất lớn

IV. Rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Rủi ro lãi suất: Giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất, tức là giá trái phiếu tăng thì lãi suất giảm, ngược lại, lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm. Khi lãi suất giảm, nhu cầu tiền gửi giảm, kích thích các nhu cầu đầu tư khác, trong đó có đầu tư trái phiếu.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp dù tình hình tài chính còn yếu kém nhưng tận dụng thời cơ đẩy lãi suất phát hành lên, khiến giá trái phiếu tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất tăng, nhu cầu tiền gửi sẽ mạnh và nhu cầu đầu tư trái phiếu và các công cụ khác sẽ giảm, khiến giá trái phiếu giảm theo.

Rủi ro khi lạm phát: Lạm phát có thể làm giảm giá trị thực của lãi suất và gây mất giá cho tiền đầu tư. Trong thời kỳ lạm phát cao, thu nhập từ lãi suất có thể không đủ để bảo vệ giá trị đầu tư.

Rủi ro khi tái đầu tư: Khi tái đầu tư trái phiếu, quyết định chọn lựa và quản lý lại danh mục là quan trọng. Sự thiếu chủ động trong việc theo dõi và điều chỉnh danh mục có thể tạo ra rủi ro không mong muốn, đặc biệt là khi điều kiện thị trường thay đổi. Đặc biệt, khó có thể tái đầu tư trái phiếu ở mức lãi suất tương đương cũ, về dài hạn thì sẽ tác động không tốt đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

Rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Những rủi ro đầu tư trái phiếu có thể khiến nhà đầu tư phá sản

Rủi ro thanh khoản: Trong một số trường hợp, trái phiếu có thể trở nên khó bán ra nếu không có sự hỗ trợ từ thị trường thanh khoản. Điều này có thể gây khó khăn cho những nhà đầu tư cần chuyển đổi tài sản của mình thành tiền mặt nhanh chóng, ảnh hưởng đến lợi tức của nhà đầu tư trái phiếu.

Rủi ro tín dụng: Trái phiếu doanh nghiệp mang theo rủi ro về tín dụng, tức là có khả năng doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp nguy ngập, có nguy cơ bị phá sản, giá trị trái phiếu giảm, quyền lợi của trái chủ có thể bị đe dọa.

V. Những tiêu chí lựa chọn trái phiếu đầu tư

Những tiêu chí lựa chọn trái phiếu đầu tư

Tiêu chí giúp bạn lựa chọn loại trái phiếu tốt nhất để đầu tư

Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn trái phiếu để đầu tư:

– Đặt ra một số câu hỏi về mục tiêu đầu tư trái phiếu của bạn: bạn đang tìm kiếm thu nhập đều, giảm thiểu rủi ro, hay muốn đầu tư vào các dự án xã hội? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra được trái phiếu phù hợp với mình;

– Nên chọn trái phiếu của doanh nghiệp uy tín, có thông tin minh bạch, những doanh nghiệp đầu ngành có xếp hạng tín dụng tốt, có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ;

– Chọn trái phiếu của tổ chức có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với ngành nghề kinh doanh ổn định, bền vững, còn nhiều triển vọng trong tương lai;

– Xác định thời hạn đáo hạn của trái phiếu. Nhà đầu tư cần quyết định liệu họ muốn đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn hay dài hạn;

– Cân nhắc và so sánh giữa lãi suất cố định và lãi suất biến động, so sánh với thị trường để đảm bảo lợi nhuận bạn nhận được là hấp dẫn;

– Chọn trái phiếu có tính thanh khoản cao để dễ dàng mua bán trên thị trường mà không gặp khó khăn;

– Lựa chọn trái phiếu có tài sản đảm bảo để chắc chắn về nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành;

– Nên nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá về khả năng trả nợ, lợi nhuận và dòng tiền trước khi quyết định đầu tư trái phiếu của họ.

VI. Cách đầu tư trái phiếu tại thị trường Việt Nam

Muốn đầu tư trái phiếu tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư có thể chọn một trong các cách sau đây:

1. Đầu tư trái phiếu trực tiếp: 

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán hoặc các sàn giao dịch trong nước như HNX, HOSE… Lưu ý, để giao dịch trái phiếu được diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư nên chọn các đơn vị phát hành trái phiếu uy tín, không nên tham lợi nhuận trước mắt vì đầu tư trái phiếu tốt nhất nên trong dài hạn.

Dựa vào những tiêu chí đánh giá ở trên để lựa chọn ra trái phiếu tốt để tiến hành đầu tư. Sau khi đã chọn được trái phiếu thì nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh trực tiếp hoặc giao dịch tại quầy giao dịch của công ty chứng khoán.

đâu tư theo các trực tiếp

Đầu tư trái phiếu trực tiếp an toàn và đơn giản

2. Đầu tư trái phiếu gián tiếp: 

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đầu tư trái phiếu thông qua các quỹ đầu tư trên thị trường, có thể kể đến như: VLBF, VNDBF, VTBF, BVBF, VCBF-FIF, VFF, MBBond, SSIBF, TCBF, DCBF.

Do đầu tư quỹ là một hình thức ủy quyền đầu tư cho nên bạn hãy chọn các đơn vị quản lý quỹ chuyên nghiệp, có danh tiếng trên thị trường, tham khảo lợi nhuận của các quỹ đầu tư mỗi năm để có cái nhìn toàn diện nhất về những quỹ này.

Ưu điểm khi đầu tư trái phiếu thông qua quỹ đó là: bạn không cần phải hiểu biết và nắm bắt quá nhiều thông tin thị trường về trái phiếu, công ty quỹ sẽ giúp bạn phân tích, đánh giá và tìm ra trái phiếu tốt. Đồng thời, phân tán rủi ro cho nguồn vốn của bạn nhờ chiến lược đa dạng danh mục đầu tư.

Số vốn cần có để tham gia đầu tư trái phiếu thông qua quỹ cũng khá nhỏ, dao động từ 1 triệu – 2 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu chứng chỉ quỹ trái phiếu. Về lâu dài nếu hiệu quả đầu tư tăng cao thì bạn sẽ có cơ hội nhận về nguồn thu nhập tốt.

Tóm lại, đầu tư vào trái phiếu không chỉ mang lại lợi suất ổn định mà còn là một cách để giảm rủi ro trong danh mục đầu tư. Với sự hiểu biết và quản lý thông minh, trái phiếu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược đầu tư bền vững và an toàn. Việc theo dõi thị trường, điều chỉnh danh mục đầu tư theo biến động kinh tế và tài chính, cũng như đảm bảo tính đa dạng hóa trong danh mục tài sản là chìa khóa để giữ cho chiến lược đầu tư trái phiếu trở nên hiệu quả.

Nguồn: Topi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TelegramTiktokMessgenger